Đối với bộ môn bơi thì việc nắm chắc và vận dụng kỹ thuật thở dưới nước là vô cùng quan trọng. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc bạn có học bơi được hay không. Bài viết dưới đây Dạy Bao Biết Bơi Vũng Tàu sẽ chia sẻ đến bạn các cách thở dưới đúng kỹ thuật và áp dụng với từng kiểu bơi khác nhau.
Có rất nhiều người không thể học bơi được do chứng sợ nước hoặc sợ sặc nước. Nguyên nhân dẫn đến việc này là bạn không biết cách thở đúng kỹ thuật khi ở dưới nước. Bạn có thể dễ dàng hít thở dưới nước mà không sợ bị sặc nước nếu thực hiện đúng các kỹ thuật.
1. Kỹ thuật thở dưới nước
Kiến thức căn bản mà bạn cần nắm được trước khi học bơi chính là kỹ thuật thở dưới nước. Nếu không biết cách thở nước đúng cách, bạn rất khó có thể học bơi được. Dưới đây là các kỹ thuật thở dưới nước mà chúng tôi muốn gửi tới bạn.
– Khi ở dưới nước, hít vào bằng miệng và thở ra bằng mũi.
– Nếu quá sợ nước, bạn có thể thực hàng bằng cách lấy một chậu nước để tập thở. Há miệng rộng hít vào. Úp mặt xuống chậu nước. Từ từ thở ra bằng mũi, các bong bóng khí sẽ nổi lên. Đến khi thở hết thì ngoi đầu dậy. Lặp đi lặp lại nhiều lần để làm quen với cách thở dưới nước.
– Bạn nên sử dụng kính bơi để có thể mở mắt và nhìn được dưới nước. Khi nhìn được dưới nước, bạn sẽ chủ động hơn, tránh cảm giác hoang mang, hoảng sợ làm loạn nhịp thở.
Nếu bạn biết cách thở dưới nước đúng là bạn đã thành công một nửa chặng đường trong công cuộc học bơi rồi đấy. Thở đúng kỹ thuật còn giúp bạn có thể nổi trên mặt nước nữa.
2. Những sai lầm khi thở dưới nước
Khi mới học bơi bạn thường sẽ mắc phải các lỗi kỹ thuật khiến bạn bơi bị mất sức hoặc dễ bị chìm. Đặc biệt là bạn rất dễ bị thở sai cách. Bạn sẽ thường hít vào bằng mũi nên sẽ dễ bị sặc nước và hoảng loạn. Bạn nên học cách hít vào bằng miệng để tránh tình trạng sặc nước.
Những người mới thì cũng thường có tâm lý sợ bị sặc nước nên sẽ nín thở hoàn toàn khi chìm dưới nước. Đây cũng là một kỹ thuật thở nhưng chỉ áp dụng với những người bơi nhanh, nín thở trong thời gian ngắn rồi ngoi lên thở. Còn nếu bạn là người mới thì việc nín thở hoàn toàn sẽ chỉ khiến bạn mất thêm sức và thêm thời gian để ngoi lên mặt nước thở.
3. Các kỹ thuật thở nước với từng kiểu bơi
3.1. Thở dưới nước trong bơi ếch, bơi bướm
Nếu bạn chưa biết thì kỹ thuật thở của bơi ếch và bơi bướm là giống nhau. Cả hai kiểu bơi đều phải thực hiện động tác ngoi lên khỏi mặt nước lấy hơi bằng miệng. Sau đó ngụp xuống nước thở ra bằng mũi.
Tuy nhiên trong bơi bướm thì cứ 2 nhịp đạp chân kết hợp với 1 nhịp tay mới đến một nhịp thở. Vì thế lượng khí bạn hít vào cũng phải nhiều hơn.
3.2. Thở dưới nước trong bơi sải
Trong bơi sải, bạn phải lưu ý hít vào thật sâu từ nhịp đầu tiên vì kiểu bơi này tốn khá nhiều sức. Khi lấy hơi trong bơi sải, bạn quạt tay bên nào thì nghiêng đầu sang bên đó lấy hơi. Bạn sẽ rất dễ gặp phải tình trạng sặc nước. Do khi nghiêng đầu sang bên không thuận thì việc lấy hơi cũng sẽ khó khăn hơn.
3.3. Thở dưới nước trong bơi ngửa
Khi bơi ngửa thì bạn sẽ không phải hít thở dưới nước, cứ một chu kỳ bơi thì bạn sẽ hít vào và thở ra một lần. Bạn phải thực hiện động tác hít vào thở ra đều đặn và nhịp nhàng thì sẽ bơi được xa và không bị mất nhiều sức.
Để được học bơi một cách bài bản, chuyên nghiệp hãy đăng ký ngay khóa học bơi tại Dạy Bao Biết Bơi Vũng Tàu. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất: